tha hóa là gì?

ALIENATION, sự tha hóa; ALIÉNER: làm tha hóa

Chúng ta bắt đầu bằng một số từ điển có thể cho là có uy tín:

1. Từ điển Pháp Việt (Lê Khả Kế chủ biên): TRIẾT, sự tha hóa. [Từ điển Pháp Việt. Bản in lần thứ 4, 1997, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, trang 51] Các nghĩa khác được nhắc đến: làm xa lánh, làm mất đi, chuyển nhượng
(các nét nghĩa được chọn ở đây hoàn toàn phù hợp với các từ điển cùng thời của phương Tây, nhất là Pháp và Anh, cũng được nêu dưới đây)

1. Dictionnaire Hachette: PHILOS. asservissement de l’être humain, dû à ses contraintes extérieures (économiques, politiques, sociales), et qui conduit à la dépossession de soi, de ses facultés, de sa liberté.

La misère qui aliene l’home – Cảnh nghèo làm tha hóa con người (Dictionnaire Hachette)

image

Bỏ qua nét nghĩa kinh tế chính trị của Marx, thì nghĩa mở rộng (par ext.), tha hóa chỉ tình trạng khiến con người rơi vào tình cảnh lệ thuộc vào kẻ khác, mất cả quyền sở hữu về chính bản thân, những năng lực tự mình có, cuối cùng mất hết tự do và những giá trị con người

2.  Larousse. PHILOS. État d’asservissement, de frustration où se trouve un individu lorsqu’il est dépossédé du fruit de son travail et soumis à des conditions de vie qu’il ne peut modifier.
Tình trạng nô lệ hóa

Cũng trong một cuốn từ điển khác của tác giả Lê Khả Kế, Nguyễn Lân, người ta thấy từ tha hóa được dịch như sau: tha hóa = aliéner. Cán bộ bị tha hóa: Cadre qui a été aliéné. Đây là một trường hợp sai rất thú vị:

1. từ tha hóa bị dùng ở nghĩa sai trong tiếng Việt (theo nghĩa Nguyễn Lân: thoái hóa, hư hỏng),
2. Khi được dịch sang tiếng Pháp, thì lại dùng từ aliéné, một từ không hề có nghĩa thoái hóa, hư hỏng. (tham khảo trích dẫn các từ điển Hachette và Larousse trên đây). Như vậy để đúng nghĩa câu dịch trên phải là: Cadre qui a été corrompu

 

 

từ THA HÓA được nhiều tác giả “bình dân” dùng sai với nghĩa THOÁI HÓA, SUY ĐỒI, HƯ HỎNG. Từ điển Nguyễn Lân (cuốn từ điển nổi tiếng đầy sai lỗi) chấp nhận nghĩa này:

tha hóa: (tha: khác, hóa: biến thành) biến chất đi thành ra xấu. Vì những viên đạn bọc đường, con người ấy đã bị tha hóa [Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nguyễn Lân, (Nhà xuất bản TP.HCM năm 2000) trang 1663]

nhưng nghĩa đúng đắn của từ này, Từ điển Nguyễn Lân không biết đến.

Tác giả Bùi Phụng, tác giả từ đển Việt Anh, cũng chấp nhận nghĩa của tha hóa là suy đồi, hư hỏng, thối nát

tha hóa: become vitated, depraved or corrupt. [Từ điển Việt Anh,  (Nhà xuất bản Thế giới, năm 2004) trang 1836]

TS. Bùi Phụng không biết hoặc không nói đến nét nghĩa chính thống alienated, alienation của từ tha hóa.

Từ điển Free Vietnamese Dictionary Project (Hồ Ngọc Đức, http:///vi.wiktionary.org/) tùy tiện gán cho “tha hóa nghĩa “1. trở nên khác đi, biến thành cái khác” và đưa ra một thí dụ rất giả tạo: “Nhiều chất bị tha hoá do tác động của môi trường”.
Có lẽ kể từ thời có chữ quốc ngữ, chúng ta chưa bao giờ thấy sách báo khoa học nào của Việt Nam dùng từ tha hóa để nói về các biến đổi hóa học, không có một từ điển hóa học nào sử dụng từ này. Hồ Ngọc Đức đã đi vào con đường của những nhà làm từ điển kiểu Nguyễn Lân: ôm đồm, võ đoán và không kiểm soát được các sai lỗi đủ loại.
Nghĩa kế tiếp mà Hồ Ngọc Đức đưa ra: “2.Trở thành người mất phẩm chất đạo đức” với minh họa ” Một cán bộ bị tha hoá” rốt cục chỉ lả việc bê nguyên si cái sai của từ điển “Từ và ngữ Việt Nam” của Gs Nguyễn Lân

Nhà văn Vương Trí Nhàn (ông không phải tác giả biết nhiều ngoại ngữ) trong bài 7 bước dẫn tới sự tha hóa (Báo Văn nghệ) đã viết:

“Quá trình tha hóa, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi vĩnh viễn không lấy lại được nữa. Vậy cần gì phải mang bản thân ra mà tra khảo cho thêm rách việc?! Có thể có một số người đă nghĩ thế và họ có lí của họ”

Theo ông, những bước đường suy đồi, hư hỏng, mất phẩm giá chính là tha hóa. Nhưng không nói đến ý nghĩa rộng hơn của sự tha hóa, khi nó nói đến những tình huống sống an toàn, sạch sẽ, cao sang, rất đúng chuẩn tắc xã hội. Kiểu một nhà khổ hạnh sống trong thời buổi tao loạn, không hại ai cũng không giúp ai, tự lánh mình khỏi những phiền lụy cõi đời. Kiểu của những bậc trí thức tài giỏi được chế độ bảo bọc, sống cuộc đời yên ả của tháp ngà học thuật. Một con người như Jean Vanjean sống đúng phép tắc xã hội, làm tròn nhiệm vụ, vững niềm tin vào cái cán cân công lý của xã hội hiện tồn mà không hề lay chuyển. Cho đến tỉnh ngộ, thấy được cuộc sống vô nghĩa của mình, đã gieo mình xuống giòng nước để tự xử.

 

 

 

 

Có vẻ như từ tha hóa  (alienation) chỉ xuất hiện trong các bàn luận xã hội hay triết học của Âu Châu từ nủa đầu  thế kỷ 19. Trong tác phẩm “Yếu tính của Thiên chúa” (1841), Ludwig Feuerbach (1841) , nhận xét rằng ý niệm siêu nhiên về “Thượng đế” đã làm tha hóa con người,  nghĩa là làm con người xa rời bản chất tự nhiên của mình. Max Stimer một triết gia khác, còn đi xa hơn Fuererbach khi cho rằng ngay cả khái niệm “nhân loại”, xét về mặt trí thức, cũng đã là một quan niệm làm tha hóa con người.
Ở xứ ta, đến năm 1865 mới có Gia Định báo, tờ báo đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ. Và các khái niệm học thuật Tây phương mới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn do sự thuận thiện của hệ thống chữ viết mới. Tuy nhiên nhiều khái niệm triết học Tây phương còn lâu nữa mới xâm nhập vào sinh hoạt tinh thần của người Việt. Một vài từ điển lớn như Annam Pháp (Génibrel, 1890), có ghi nhận và giải nghĩa các từ tha nhân, tha hương (quê hương của người khác), tha phương (xứ lạ); tha bang dị cảnh (=cảnh lạ, quê người) 1890, v.v.. nhưng chưa hề có từ tha hóa. Tại miền Nam trước 1975 đã xuất hiện từ này (có thể từ những năm 1960, khi một số trí thức dịch khái niệm alienation của triết học phương Tây (về mặt từ vựng, đã có từ thế kỷ 16, với tư tố cốt lõi alien, xa lạ, làm xa lánh, thành ra của người khác).

Bỏ qua nghĩa pháp luật của từ này (chuyển nhượng quyền hay tài sản cho người khác, k. thế kỷ 16)

Khi du nhập vào Việt Nam, nét nghĩa suy đồi của alienation được giới báo chí bình dân sử dụng để chỉ những hiện tượng “hư hỏng, suy đồi” mà đúng ra chỉ để dịch từ “corruption”. Ngay gần đây (2011), trên trang blog của nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoài, đăng lại bản dịch bài nói của nhà hoạt động nhân quyền San Suu Kyi, của dịch giả Lâm Yến:
“It is not power that corrupts but fear. Fear of losing power corrupts those who wield it and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it.” thành “Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong tay quyền lực và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người đang nằm dưới tay quyền lực” Rõ ràng người dịch không phân biệt được khái niệm corruption (xã hội học) và alienation (triết học)

Cách dùng sai từ tha hóa này được cuốn “Từ và Ngữ Việt Nam”  (1998) , nổi tiếng đầy sai lỗi của Nguyễn Lân, hợp thức hóa thành “biến chất đi thành ra xấu” kèm theo minh họa “. Vì những viên đạn bọc đường con người đó đã tha hóa” (trang 1663). Cả định nghĩa và ví dụ đều sai bét.

 

 

 

Trong tác phẩm “Yếu tính của Thiên chúa” (1841) của mình,  Ludwig Feuerbach (1841) , ý niệm siêu nhiên về “Thượng đế” đã làm tha hóa, nghĩa là làm con người xa rời  bản chất tự nhiên của mình. Các triết gia khác, như Max Stimer còn đẩy xa phân tích của Fuererbach đến chỗ cho rằng ngay khái niệm “nhân loại”, xét về mặt trí thức, cũng đã là một quan niệm có tính tha hóa về cá nhân một con người. Trong các thuyết lý triết học xã hội chủ nghĩa thịnh thời, người ta sử dụng khái niệm tha hóa (entfremdung) theo nghĩa mácxít; trong đó yếu tố giai cấp được tích hợp vào; qua đó Marx rằng trong xã hội tư bản người lao động làm thuê bị tha hóa khi họ mất đi khả năng tự định đoạt số phận và tư duy của cá thể con người, mà chỉ còn là một công cụ (đồ vật)  trong tay nhà tư bản. Họ bị biến thành một thứ đồ vật vô hồn. Theo Marx, giai cấp tư bản chủ thể tha hóa, cũng tự đánh mất mình trong quá trình tha hóa và nô dịch người khác..và họ cũng bị tha hóa, vì không bao giờ tìm được chính mình.
Ở phương Tây, khái niệm tha hóa nói chung, thường không rọi qua lăng kính giai cấp xã hội. Tha hóa chỉ tình huống con người chạy theo những giá trị ngoại lai, tự biến thành “kẻ khác”, và do đó luôn đánh mất chính mình, xóa bỏ những giá trị độc đáo thiết thân của con người và của cá nhân.

Leave a comment